Các thành phần bị cấm và hạn chế trong mỹ phẩm theo FDA

FDA là viết tắt của cụm từ Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoa Kỳ. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm PCOS đạt chứng nhận chất lượng ISO, GMP, FDA. Chúng tôi tuân thủ nghiêm các quy định của FDA, không sử dụng các thành phần hạn chế hoặc cấm trong sản xuất mỹ phẩm. Cùng PCOS tìm hiểu các thành phần bị cấm và hạn chế trong mỹ phẩm nhé.

Các thành phần bị cấm và hạn chế trong mỹ phẩm theo quy định của FDA

Tổ chức FDA đã thống nhất đưa ra các quy định đặc biệt nghiêm cấm hoặc hạn chế việc sử dụng các thành phần sau trong mỹ phẩm:

1. Bithionol: Hoạt chất bithionol bị cấm, vì nó có thể gây nhạy cảm da với ánh sáng khi tiếp xúc. Khiến cho da dễ bị tổn thương, gây nám da, sạm da, lão hóa da nhanh.

2. Chlorofluorocarbon: Sử dụng chlorofluorocarbon để làm "chất đẩy" trong các sản phẩm bình xịt mỹ phẩm là bị cấm. CFC có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp. Hiện nay có nhiều chất đẩy an toàn và hiệu quả hơn CFC được sử dụng trong mỹ phẩm, như hydrocarbon, nitơ và CO2.

3. Cloroform: Chloroform là một chất lỏng không màu, mùi ngọt, dễ bay hơi. Chất bị cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm vì đây là thành phần mỹ phẩm có hại cho da. Tiếp xúc lâu dài (đặc biệt qua đường hô hấp) gây hại gan và thận nghiêm trọng. Hơn nữa Chloroform được IARC (Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư) xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư ở người.

4. Các salicylanilid halogen hóa (di-, tri-, metabromsalan và tetrachlorosalicylanilide): Chúng bị cấm trong các sản phẩm mỹ phẩm vì có thể gây rối loạn da nghiêm trọng.

5. Hexachlorophene: Nồng độ Hexachlorophene (HCP) trong mỹ phẩm không được vượt quá 0,1% và thành phần này là tuyệt đối không được phép có mặt trong mỹ phẩm bôi lên niêm mạc hay bán niêm mạc như môi, chì kẻ mí mắt. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hexachlorophene có thể dẫn đến các vấn đề phát triển ở trẻ.

6. Các hợp chất thủy ngân: Các hợp chất thủy ngân dễ dàng hấp thụ qua da khi bôi và có xu hướng tích tụ lại trong cơ thể và rất khó đào thải ra ngoài dù sau thời gian lâu dài. Khi tồn tại dưới nồng độ đủ, chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, kích ứng da hoặc các vấn đề về nhiễm độc thần kinh.

Việc sử dụng các hợp chất thủy ngân trong mỹ phẩm được giới hạn trong các sản phẩm dành cho vùng mắt ở mức không quá 65 phần triệu (0,0065 phần trăm). Đồng thời, thủy ngân cũng được tính là kim loại nặng và chỉ được phép dùng nếu chứng minh được là không có chất bảo quản hiệu quả và an toàn nào khác.

Thủy ngân có tác dụng ngăn chặn sự hình thành melanin, giúp da trắng sáng nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là tác dụng tạm thời và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.Thủy ngân có tác dụng ngăn chặn sự hình thành melanin, giúp da trắng sáng nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là tác dụng tạm thời và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

7. Metylen clorua: Metylen clorua (methylene chloride) cũng là một chất độc hại và nguy hiểm, không nên sử dụng trong mỹ phẩm. Metylen clorua được xếp vào nhóm 2B, có khả năng gây ung thư cho con người. 
Metylen clorua thường được sử dụng trong mỹ phẩm như: Chất tẩy rửa móng tay, chất tẩy rửa da, chất tạo hương cho mỹ phẩm.

8. Vinyl clorua: là một chất hóa học độc hại, như một thành phần của các sản phẩm bình xịt vì gây ung thư não, gan phổi và ảnh hưởng hệ thần kinh.

9. Phức hợp chứa Zirconi: Việc sử dụng các phức hợp chứa zirconium trong các sản phẩm mỹ phẩm dạng xịt bị cấm, vì tác dụng độc hại của chúng đối với phổi của động vật trong mô hình nghiên cứu, cũng như sự hình thành u hạt ở da người.

Những chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm

Các loại hóa chất độc hại trong mỹ phẩm khác

1. Paraben

Paraben là một loại hóa chất bảo quản phổ biến trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, kem nền,... Hợp chất này được chia thành 3 dạng phổ biến là methylparaben, propylparaben và butylparaben. Paraben có thể gây kích ứng da, đau, rát, mẩn đỏ,... đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Theo các chuyên gia, có một số lo ngại về khả năng gây rối loạn nội tiết và liên quan đến ung thư vú.

Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm ghi rõ “không chứa Paraben” hoặc lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn hơn.

2. Sulfate

Sulfate, đặc biệt là natri lauryl sulfate (SLS) và natri laureth sulfate (SLES), là những thành phần thường được sử dụng trong các sản phẩm tạo bọt như dầu gội, sữa tắm và kem đánh răng. Chúng có khả năng tạo bọt tốt và giúp làm sạch hiệu quả, nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề.

Khi sử dụng sản phẩm chứa Sulfate, các hợp chất này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da và tóc, dẫn đến khô da, kích ứng, và thậm chí làm tình trạng da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc mất đi lớp bảo vệ tự nhiên có thể khiến da và tóc dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài.

3. Phthalate

Phthalate là một nhóm hợp chất hóa học thường được sử dụng trong mỹ phẩm và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác để làm mềm và tạo độ bền. Tuy nhiên, sự hiện diện của Phthalate trong các sản phẩm tiêu dùng đang ngày càng gây lo ngại vì những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Phthalate có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn đến các vấn đề như biến đổi hormone, ung thư vú và dị tật bẩm sinh. Đây là lý do nhiều nghiên cứu và tổ chức sức khỏe khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế tiếp xúc với Phthalate. Vì Phthalate thường được sử dụng để tạo hương thơm tổng hợp trong sản phẩm, việc phát hiện chúng có thể gặp khó khăn.

4. Formaldehyde

Formaldehyde là một hợp chất hóa học có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và mỹ phẩm, nhưng nó cũng gây ra nhiều mối lo ngại về sức khỏe. Với vai trò là chất bảo quản, Formaldehyde có mặt trong nhiều sản phẩm như sơn móng tay, đồ trang điểm, nước hoa và lăn khử mùi.

Khi tiếp xúc với Formaldehyde, đặc biệt là trong thời gian dài hoặc ở nồng độ cao, có thể gặp phải các triệu chứng như ngứa da, kích ứng, khó thở, chảy nước mắt và lở mũi. Hít phải Formaldehyde trong không khí cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), Formaldehyde đã được phân loại là một chất gây ung thư ở người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

5. Phenoxyethanol

Phenoxyethanol là một hợp chất thường được sử dụng như chất bảo quản và ổn định trong mỹ phẩm và nước hoa. Mặc dù được coi là an toàn khi sử dụng với nồng độ thấp trong các sản phẩm mỹ phẩm, Phenoxyethanol vẫn có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài hoặc ở nồng độ cao.

Khi nuốt phải, Phenoxyethanol có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt và thậm chí tổn thương não trong các trường hợp nghiêm trọng. Khi hít hoặc bôi lên da, nó có thể gây kích ứng da và mắt, gây ra các vấn đề như đỏ da, ngứa và chảy nước mắt.

6. Polyethylene Glycol

Polyethylene Glycol (PEG) là một nhóm hợp chất hóa học được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, lotion, phấn và nhiều sản phẩm khác. PEG thường đóng vai trò làm mềm da, nhũ hóa, và tăng cường khả năng hòa tan của các thành phần trong sản phẩm.

Sử dụng mỹ phẩm chứa PEG thường xuyên có thể làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến da mất đi sự đàn hồi và dễ xuất hiện nếp nhăn hơn.

Nếu bạn là người sử dụng cần chú ý đặc biệt đến các thành phần có trong sản phẩm mỹ phẩm.

PCOS - Nhà máy sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên, an toàn lành tính

Xu hướng sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng tăng cao. Trước đây các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất từ từ hóa chất mang lại hiệu quả nhanh, nhưng để lại nhiều tác dụng phụ thì giờ đây xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm đến từ thiên nhiên.

Có thể nói "Không gì bền vững bằng tự nhiên" và mỹ phẩm thiên nhiên có những ưu thế vượt trội. Khả năng tương thích với nhiều loại da, an toàn dịu nhẹ. Các thành phần tự nhiên vừa có tác dụng trị liệu, vừa có tác dụng dưỡng da. 

PCOS là nhà máy sản xuất mỹ phẩm chất lượng cam kết không sử dụng các thành phần chất cấm. Chúng tôi tập trung sử dụng các nguyên liệu có chiết xuất thiên nhiên, an toàn và lành tính.

Nguyên liệu PCOS nhập từ các vùng nguyên liệu đạt chuẩn tại Việt Nam và nhập khẩu từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,...Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch thông tin với đối tác. Nguyên liệu trước khi sản xuất đều được kiểm định về chất lượng.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM PCOS

Trang Fanpage: Nhà máy PCOS

Email: pcoskehoach@gmail.com 

Website: https://pcos.vn/

Địa chỉ: Lô CN-A3, Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Bài viết liên quan

Kem chống nắng vật lý và hóa học cái nào tốt hơn?
Phấn phủ là gì? Công dụng và cách sử dụng chi tiết
Phấn nền là gì? Phấn nền và phấn phủ khác gì nhau
Kem lót là gì? Kem nền và kem lót khác nhau như thế nào?

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

Gửi đánh giá