Kết hợp sử dụng Niacinamide và Vitamin C với nhau được không?
Vitamin C và Niacinamide là hai hoạt chất vàng trong ngành mỹ phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Nên ưu tiên sử dụng hoạt chất nào? Và liệu việc kết hợp cả hai có thực sự mang lại lợi ích tối đa? Bài viết này, PCOS sẽ giải đáp những thắc mắc trên, giúp bạn chăm sóc da hiệu quả và an toàn.
- Butylene Glycol và vai trò của nó trong mỹ phẩm
- Beta Glucan là gì? Những công dụng tuyệt vời trong mỹ phẩm
- Axit Salicylic là gì? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả
1. Công dụng của Vitamin C đối với da
Vitamin C, hay còn gọi là Acid ascorbic, là một vitamin tan trong nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là làn da. Vitamin C là một chất chống oxy hóa cực mạnh, chỉ hoạt động trong môi trường có nồng độ pH thấp (thường là pH thấp hơn 3.5).
Công dụng của Vitamin C đối với da:
- Ngăn ngừa lão hóa: Vitamin C kích thích sản sinh collagen, một loại protein giúp da săn chắc, đàn hồi. Nhờ đó, các nếp nhăn, đường nhăn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV gây ra. Điều này giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, nám da và tàn nhang.
- Vitamin C ức chế sự sản sinh melanin - sắc tố gây sạm nám, giúp da trở nên sáng mịn, đều màu hơn.
- Vitamin C có khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng da, cải thiện tình trạng đỏ da, giãn nở mao mạch trên da. Có khả năng kiểm soát dầu nhờn, đặc biệt hiệu quả với làn da mụn. Nó cũng giúp cải thiện vết sẹo và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Bổ sung vitamin C có thể giúp cải thiện độ ẩm và độ sáng của da, mang lại vẻ ngoài khỏe mạnh và rạng rỡ.
2. Công dụng của Niacinamide đối với da
Niacinamide hay còn gọi là nicotinamide thuộc nhóm vitamin B3, là một hoạt chất có nhiều công dụng tuyệt vời đối với làn da:
Niacinamide giúp tăng cường hàng rào lipid trên bề mặt da, từ đó bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm, vi khuẩn và viêm nhiễm. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng.
Hoạt chất này có khả năng tăng sinh ceramides, giúp duy trì độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng mất nước trên da. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần 2% Niacinamide có thể giảm thiểu sự thoát nước lên đến 24%.
Niacinamide là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV gây ra. Điều này giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, nám da và tàn nhang.
Bằng cách tăng cường sản xuất collagen và elastin, Niacinamide giúp cải thiện độ đàn hồi của da, từ đó làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm.
Niacinamide giúp kiểm soát sự tiết bã nhờn, làm giảm tình trạng da dầu mà vẫn đảm bảo da được cung cấp độ ẩm cần thiết. Điều này giúp ngăn ngừa mụn và cải thiện tình trạng lỗ chân lông to.
Niacinamide có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp làm dịu các tình trạng viêm nhiễm trên da như mụn trứng cá và chàm. Nó cũng hỗ trợ trong việc giảm sưng tấy và đỏ da.
3. Sự khác nhau giữa Niacinamide và Vitamin C
Tiêu chí | Vitamin C | Niacinamide |
Công dụng làm sáng da, mờ thâm nám | Vitamin C có tác dụng mạnh mẽ trong việc làm sáng da và mờ thâm nám, giúp da sáng nhanh hơn. Vitamin C ức chế dopaquininon – DOPA, giảm sản xuất melanin. | Niacinamide cũng giúp làm sáng da nhưng hiệu quả không mạnh bằng Vitamin C. Niacinamide ức chế sự vận chuyển túi melanosome từ melanocyte ra biểu bì, giảm phóng thích melanin. |
Công dụng dưỡng ẩm, phục hồi da | Vitamin C có khả năng phục hồi sẹo mụn nhanh nhờ vào việc tái tạo collagen và elastin, nhưng không tập trung vào dưỡng ẩm. | Niacinamide vượt trội hơn trong việc dưỡng ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ da. |
Cách bảo quản | Khó bảo quản, dễ bị oxy hóa bởi ánh sáng, nhiệt độ, không khí. | Niacinamide dễ bảo quản hơn, ổn định hơn. |
Khả năng gây kích ứng | Vitamin C dễ gây kích ứng hơn, phù hợp với da khỏe. | Niacinamide phù hợp mọi loại da, an toàn hơn cho da nhạy cảm, ít gây kích ứng. |
Giá cả | Vitamin C thường có giá cao hơn do yêu cầu bảo quản phức tạp. | Niacinamide thường có giá thành thấp hơn và dễ tiếp cận hơn. |
4. Có nên kết hợp Niacinamide và Vitamin C không?
Có nhiều thắc mắc việc có nên kết hợp dùng chung Niacinamide và Vitamin C (Acid ascorbic) hay không?
Trong nhiều năm nghiên cứu và gia công mỹ phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, PCOS luôn đề cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Như vậy PCOS cũng không muốn người sử dụng mỹ phẩm không đạt hiệu quả như mong muốn. Nào hãy cùng bắt đầu đi tìm câu trả lời nhé.
Kết hợp sử dụng Niacinamide và Vitamin C tức là trong bôi sản phẩm chứa vitamin C trước và bôi sản phẩm chứa Niacinamide sau, hoặc ngược lại. Còn tất nhiên, việc sử dụng Vitamin C (Ascorbic Acid) và sử dụng Niacinamide khác thời điểm trong ngày, hay cách ngày đều mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da, vấn đề này không bàn cãi.
Niacinamide và Vitamin C có thể được sử dụng chung trong quy trình chăm sóc da, mặc dù trước đây có một số tranh cãi về việc liệu chúng có tương thích hay không. Một nghiên cứu vào năm 1960 đã chỉ ra rằng sự kết hợp này có thể gây ra phản ứng không mong muốn, như chuyển hóa Niacinamide thành Niacin, dẫn đến đỏ da và giãn mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu dựa trên Vitamin C ở dạng nguyên chất và không xem xét các dạng khác như Magnesium Ascorbic Acid hay Sodium Ascorbic Acid, mà có thể an toàn khi kết hợp với Niacinamide.
Điều gì sẽ xảy ra khi kết hợp sử dụng sản phẩm chứa Niacinamide và Vitamin C?
Có thể bạn đã biết, pH có ảnh hưởng đến khả năng thấm của Ascorbic Acid qua da. Ascorbic Acid hay Vitamin C, thường hoạt động hiệu quả nhất ở môi trường có pH từ 2.5 đến 3.5. Trong khoảng pH này, Ascorbic Acid duy trì được tính ổn định và khả năng thẩm thấu vào da tốt nhất, giúp phát huy tối đa các tác dụng như làm sáng da, chống oxy hóa và giảm thâm nám. Khi pH tăng lên, khả năng thẩm thấu và hiệu quả của Vitamin C có thể giảm, đồng thời nó cũng dễ bị oxy hóa hơn.
Trong khi đó, Niacinamide thường hoạt động tốt nhất trong môi trường có pH từ 5 đến 7. Trong khoảng pH này, Niacinamide giữ được tính ổn định và ít gây kích ứng cho da, giúp phát huy các tác dụng dưỡng ẩm, làm sáng da, và giảm viêm hiệu quả hơn. Sự ổn định của Niacinamide ở pH này cũng là lý do khiến nó dễ dàng kết hợp với nhiều sản phẩm chăm sóc da khác mà không làm giảm hiệu quả.
Da người có môi trường pH tự nhiên dao động từ 4.5 đến 5.5. Mức pH này hơi axit, giúp duy trì hàng rào bảo vệ da chống lại vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại từ môi trường. Đây cũng là lý do các sản phẩm chăm sóc da thường được điều chế để phù hợp với pH này, nhằm bảo vệ và duy trì sự cân bằng tự nhiên của da.
Khi kết hợp Niacinamide và Vitamin C trong chăm sóc da, có thể xảy ra các vấn đề sau:
Giảm hiệu quả thẩm thấu: Niacinamide có pH trung tính, trong khi Vitamin C yêu cầu môi trường axit để hoạt động hiệu quả. Khi kết hợp, pH của sản phẩm có thể bị thay đổi, làm giảm khả năng thẩm thấu và hoạt động của Vitamin C.
Phản ứng tạo hợp chất không mong muốn: Khi hai chất này kết hợp, chúng có thể tạo ra một hợp chất mới gọi là Niacin, gây đỏ da hoặc cảm giác nóng rát.
Tăng nguy cơ kích ứng da: Sự kết hợp có thể gây kích ứng, đặc biệt ở làn da nhạy cảm, vì cả hai thành phần đều có thể làm tăng độ nhạy cảm của da.
Phân hủy Vitamin C nhanh hơn: Niacinamide có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy của Vitamin C, làm giảm hiệu quả chống oxy hóa và làm sáng da của Vitamin C.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi "Kết hợp sử dụng Niacinamide và Vitamin C với nhau được không?" mà PCOS gửi đến bạn. Hãy nắm chắc cách sử dụng từng hoạt chất, cũng như tìm hiểu kỹ về các sản phẩm dưỡng da có chứa hai thành phần này trước khi quyết định dùng. Chúc bạn có được một làn da khỏe đẹp như ý.
Bài viết liên quan
Đánh giá
Hiện chưa có đánh giá nào