Melanin là gì? Cơ chế hình thành, vai trò và tác động tới làn da

Nhắc đến Melanin mọi người thường cho rằng đây là "kẻ thù" làm hủy hoại làn da, khiến da bị thâm nám, tàn nhang, sạm da, da không đều màu,... Tuy nhiên Melanin lại có vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ da. Vậy thực chất Melanin là gì? Cơ chế hình thành melanin như thế nào? Vai trò của melanin đối với sức khỏe làn da như thế nào?

1. Melanin là gì?

Melanin là một sắc tố tự nhiên quyết định đến màu sắc của da, tóc và mắt của con người. Sắc tố Melanin được sản xuất bởi các tế bào Melanocytes hay còn gọi là tế bào biểu bì tạo hắc tố.

Sắc tố Melanin nằm ở đâu?

- Với tóc: Tủy tóc chính là nơi chứa đựng các túi Melanocytes chứa Melanin. Melanin quyết định màu sắc của tóc.

- Với da: Melanin nằm ở đáy ở lớp thượng bì, chứ không phải nằm ở hạ bì.

Vị trí của sắc tố Melanin trong da

Xem thêm: Hoạt chất Hydroquinone là gì?

2. Các loại Melanin trong cơ thể

Con người có 3 chủng Melanin:  

2.1 Chủng Eumelanin

Eumelanin là loại melanin phổ biến nhất trong cơ thể, có tone màu nâu đậm đến đen.

Eumelanin được tạo ra từ quá trình oxy hóa tyrosine thành DOPAquinone, sau đó DOPAquinone được polymer hóa thành các chuỗi melanin dài hơn.

Eumelanin có khả năng hấp thụ tia UV tốt hơn Pheomelanin, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.

2.2 Chủng Pheomelanin

Chủng Pheomelanin có tone màu sáng như  hồng, đỏ,... thường được tìm thấy ở những bộ phận người núm vú, môi. Nếu bạn sở hữu mái tóc đỏ, hoe vàng thì lượng Eumelanin và Pheomelanin ngang bằng nhau.

Pheomelanin được tạo ra từ quá trình oxy hóa tyrosine thành DOPAquinone, sau đó DOPAquinone được kết hợp với cysteine để tạo thành pheomelanin.

Pheomelanin có khả năng hấp thụ tia UV kém hơn Eumelanin, do đó những người có nhiều Pheomelanin thường có nguy cơ ung thư da cao hơn.

Ở nữ giới thường Pheomelanin nhiều hơn, và ở nam giới Eumelanin thường nhiều hơn. Vì vậy nam giới thường có màu da tối hơn ở nữ là như vậy. 

2.3 Loại Neuromelanin

Loại melanin này được tìm thấy kiểm soát màu sắc các tế bào thần kinh, bảo vệ khỏi tác hại của các gốc tự do.

Melanin quyết định màu sắc của tóc, da của con người, nhưng tại sao người Châu Âu, Châu Á, Châu Phi lại có màu da khác nhau. Bởi thể tích Melanin trong túi tế bào Melanocytes là khác nhau.

- Người Châu Âu có thể tích Melanin trong túi Melanocytes là ít nhất nên họ có làn da trắng.

- Người Châu Á có thể tích Melanin trong túi Melanocytes trung bình nên có làn da vàng.

- Người Châu Phi có thể tích Melanin trong túi Melanocytes là lớn nhất nên họ có làn da đen.

Cơ chế hình thành hắc tố Melanin

Các Enzyme Tyrosinase đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành Melanin. Tyrosinase xúc tác cho phản ứng oxy hóa axit amin Tyrosine thành DOPA (3,4-dihydroxyphenylalanine). DOPA sau đó tiếp tục được oxy hóa thành Dopaquinone dưới tác động của Tyrosinase.

Dopaquinone được polymer hóa thành các chuỗi Melanin dài hơn, tạo ra các sắc tố Eumelanin và Pheomelanin. Loại melanin được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nồng độ enzyme Tyrosinase và các cofactor khác có mặt trong tế bào Melanocytes.

melanin

Melanocytes sản sinh melanin bọc trong túi Melanosomes

Các hạt sắc tố Melanin được vận chuyển đến các tế bào sừng Keratinocyte ở lớp biểu bì. Bên trong các tế bào sừng, Melanin tạo thành lớp lá chắn bao quanh nhân tế bào. Tại đây, lá chắn Melanin hấp thụ và phản chiếu tia UV. Do đó các DNA trong các tế bào da được bảo vệ hiệu quả chống lại tia UV gây hại.

Lượng tế bào Melanocytes ở cơ thể mỗi người tương đương nhau, khả năng sản xuất Melanin ở mỗi người lại khác nhau. Khoảng 30-40 tế bào sừng thì có 1 túi tế bào Melanocytes. Yếu tố quyết định lượng Melanin sản xuất:

Di truyền: Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lượng Melanin mà cơ thể sản xuất. Nếu bố mẹ có nhiều hoặc ít sắc tố da, thì có thể bạn sẽ giống họ.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Khi da tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời, các tế bào Melanocytes sẽ được kích thích sản xuất nhiều Melanin hơn để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.

Hormone: Một số hormone như estrogen và progesterone cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất Melanin. Trong thời kỳ mang thai, tránh thai bằng nội tiết tố dẫn đến sản sinh Melanin nhiều hơn. Các biểu hiện thay đổi nội tiết tố như Plasma, đốm nâu, tàn nhang,...

- Một số yếu tố khác: Chế độ ăn uống, stress, ô nhiễm không khí, sử dụng thuốc, mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm không phù hợp,... cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất Melanin.

Vì vậy, mặc dù lượng tế bào Melanocytes ở mỗi người tương đương nhau, nhưng màu da, tóc và mắt của mỗi người lại khác nhau do sự khác biệt trong khả năng sản xuất Melanin của các tế bào này.

melanocytes sản sinh melanin

Xem thêm: Các hoạt chất làm trắng da an toàn hiệu quả

Vai trò của sắc tố Melanin với sức khỏe làn da

Melanin được coi là con dao 2 lưỡi, vừa có vai trò quan trọng cho sức khỏe vừa là kẻ thù của làn da.

Melanin sinh ra để quyết định màu sắc của da, nếu không có Melanin thì con người bị bệnh bạch tạng. Người đó bị rối loan sản sinh Melanin hoặc không có Melanin khiến da và tóc đều có trắng.

Melanin được sản sinh để bảo vệ tế bào da. Khi da tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời, các tế bào melanocyte sẽ kích thích sản xuất Melanin. Melanin di chuyển lên lớp da trên cùng, tạo thành một lá chắn bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.

Các tác động xấu của Melanin tới làn da

Làn da đẹp là làn da khỏe không bị rối loạn Melanin, da khỏe căng mướt, mịn màng tươi sáng. Tuy nhiên khi bị rối loạn Melanin thì làn da sẽ gặp phải các vấn đề sau:

Nám da, sạm da: Khi lượng melanin tập trung quá nhiều tại một số khu vực trên da, sẽ dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da, gây ra nám da, sạm da. Nám da thường xuất hiện ở mặt, trán, gò má, hai bên má,... dưới dạng các mảng da sẫm màu, không đều màu.

Tàn nhang: Tàn nhang là những đốm da nhỏ, có màu nâu hoặc nâu đỏ, thường xuất hiện trên mặt, vai, tay,... Tàn nhang do sự tập trung melanin ở lớp da nông.

Bệnh bạch tạng: là một rối loạn di truyền hiếm gặp, sự thiếu hụt bất thường sắc tố Melanin. Người bị bệnh bạch tạng có ít hoặc không có Melanin trong da, tóc và mắt, dẫn đến da nhợt nhạt, tóc trắng và mắt nhạt màu.

Giảm sắc tố da (bạch biến): Bạch biến là tình trạng da mất sắc tố, dẫn đến hình thành các mảng da trắng trên cơ thể. Bạch biến do sự phá hủy hoặc giảm hoạt động của các tế bào melanocytes.

Nốt ruồi:Nốt ruồi là những mảng da tập trung nhiều melanin, có thể có màu nâu, đen hoặc xanh lam. Nốt ruồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Da không đều màu: Tình trạng có nhiều vùng da có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra da không đều màu. Tia UV trong ánh nắng mặt trời kích thích sản xuất melanin, nên những vùng tiếp xúc trực tiếp sẽ có màu da sẫm hơn.

Ngoài ra, do tác động của hóa chất, mỹ phẩm,…cũng là nguyên nhân gây không đều màu da. Có thể áp dụng các phương pháp điều trị như laser, lột da hóa học,... để điều trị da không đều màu.

 

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ về sắc tố Melanin. Từ đó có phương pháp cân bằng sắc tố melanin, tự tin với làn da trắng khỏe và tươi tắn.

Bài viết liên quan

Kem chống nắng vật lý và hóa học cái nào tốt hơn?
Phấn phủ là gì? Công dụng và cách sử dụng chi tiết
Phấn nền là gì? Phấn nền và phấn phủ khác gì nhau
Kem lót là gì? Kem nền và kem lót khác nhau như thế nào?

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

Gửi đánh giá