Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm đạt hiệu quả cao

Trong kinh doanh mỹ phẩm để đạt được thành công thì cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và toàn diện. Vậy chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là gì? Những chiến lược kinh doanh mỹ phẩm gồm có những gì?

Hãy cùng PCOS tìm hiểu về chiến lược kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của chiến lược trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngày nay, có chiến lược kinh doanh mỹ phẩm cụ thể rõ ràng để tránh trường hợp các sản phẩm đưa ra thị trường bị đào thải nhanh chóng.

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là kế hoạch toàn diện được xây dựng từ các nghiên cứu thị trường, các nhận định thương hiệu, khả năng tài chính,… Với mục đích định hướng các hoạt động kinh doanh của cửa hàng, hạn chế được các vấn đề phát sinh đảm bảo cho cửa hàng được phát triển lâu dài trong thời kỳ kinh tế thường xuyên bị biến động.

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm thường sẽ bao gồm các việc như lựa chọn mục tiêu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng, định vị thương hiệu, lên phương án hoạt động,…

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm

Vì sao cần chiến lược kinh doanh mỹ phẩm?

Những lý do mà cần có chiến lược kinh doanh mỹ phẩm:

- Là định hướng hoạt động trong dài hạn, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động trong kinh doanh. Việc không có chiến lược rõ ràng sẽ làm do hoạt động của cửa hàng bị mất phương hướng.

- Giúp cửa hàng có thể nắm bắt, tận dụng được cơ hội trong kinh doanh. Kết hợp mục tiêu trong chiến lược với biến động thị trường từ đó xem xét và điều chỉnh hợp lý để đạt hiệu quả cao. Đồng thời có thể chủ động đối phó và khắc phục kịp thời với sự sai lệch của chiến lược.

- Được xây dựng dựa trên các cơ sở lợi thế cạnh tranh, huy động tối đa, kết hợp giữa việc khai thác và nguồn nhân lực. Tận dụng các cơ hội kinh doanh, lợi thế so sánh để đạt hiệu quả cao. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực, thúc đẩy vị thế của cửa hàng đảm bảo cửa hàng được phát triển liên tục và lâu dài.

- Được xem là căn cứ vững chắc, phản ánh một quá trình từ xây dựng, tổ chức thực hiện đến việc hoạt động để đưa ra được những quyết định phù hợp cho sự biến động của thị trường và hạn chế được các rủi ro xảy ra.

Chiến lược kinh doanh được xem như là bản đồ vẽ rõ đường đi, phương hướng phát triển tránh lạc lối trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, biết được nên đầu tư vào các khoản nào, tối ưu hóa được nguồn lực, tăng hiệu suất và gây ấn tượng về thương hiệu của mình trong mắt khách hàng.

xây dựng chiến lược kinh doanh mỹ phẩm

Các chiến lược kinh doanh mỹ phẩm quan trọng

Các chiến lược kinh doanh mỹ phẩm cần được chú trọng tới gồm có:

Chiến lược marketing

Chiến lược marketing sẽ là bước đệm đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Chiến lược marketing bao gồm chiến lược tiếp thị số, tiếp thị nội dung, kết hợp cùng với các KOL, KOC,… Xác định rõ việc triển khai marketing bằng những kênh phương tiện nào, mục tiêu là gì (thu hút bao nhiêu khách hàng, bán được bao nhiêu sản phẩm trong thời gian nhất định,…) để triển khai chiến lược marketing phù hợp.

Chiến lược sản phẩm

Trong kinh doanh sản phẩm đóng vai trò yếu tố quan trọng. Chiến lược sản phẩm sẽ bao gồm kế hoạch phát triển sản phẩm, giao diện, thiết kế, công dụng đặc trưng,… Bên cạnh đó, xác định được đặc trưng của từng dòng sản phẩm để tập trung đẩy mạnh kết hợp với chiến lược marketing để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

Mỹ phẩm gia công đang được các cá nhân doanh nghiệp rất quan tâm, giá thành sản phẩm rẻ và chất lượng không kém gì mỹ phẩm nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo dịch vụ gia công mỹ phẩm, có thể test với số lượng nhỏ trước. Chỉ cần bạn có ý tưởng, công ty gia công mỹ phẩm sẽ biến ý tưởng đó thành hiện thực. Các sản phẩm mang thương hiệu riêng, mang nét riêng của bạn, đặc biệt sẽ được hỗ trợ công thức mỹ phẩm độc quyền.

Chiến lược chăm sóc khách hàng

Các chính sách chăm sóc khách hàng bao gồm tư vấn, hỗ trợ khách hàng, các chương trình tích điểm, các chương trình khuyến mãi, tặng quà tặng để giữ chân khách hàng, các dịch vụ chăm sóc sau khi bán hàng,…

Cần có chiến lược chăm sóc khách hàng tốt để giữ được chân khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm

Chiến lược cạnh tranh và phát triển 

Chiến lược cạnh tranh – phát triển cần phải phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, cơ hội và rủi ro để đưa ra định hướng phù hợp. Cần khảo sát thị trường, cập nhật kịp thời các xu thế để điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Đặt ra mục tiêu cụ thể trong thời gian nhất định trong quá trình phát triển để nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, sau đó đưa ra phương án phù hợp.

Ngoài ra, nên tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các thương hiệu lớn như nhà sản xuất, nhà phân phối hay khai thác thêm thị trường mới để tạo cơ hội phát triển.

Cách lên chiến lược kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh

Việc lên chiến lược kinh doanh mỹ phẩm dựa vào các bước sau:

Xác định nhiệm vụ và mục tiêu

Nêu cụ thể các nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt được cho mục ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu không nhất thiết phải là doanh thu và lợi nhuận, ngoài ra còn có thể là đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, chiếm lĩnh thị trường tại khu vực,…

Các mục tiêu cần phải đặt một cách cụ thể, đo lường chính xác và có thời gian nhất định để nắm được tình trạng phát triển.

Xác định nhiệm vụ mục tiêu

Khảo sát thị trường - phân tích đối thủ

Sự tương đồng về sản phẩm, giá cả, phân khúc thị trường hay vị trí cửa hàng tại khu vực lân cận sẽ tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ. Thị trường mỹ phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh vì thế nên đánh giá và so sánh chi tiết về các yếu tố sản phẩm, giá cả, chiến lược marketing,… để đánh giá toàn diện được đối thủ cạnh tranh. Từ đây, có thể so sánh và đưa ra được phương án kinh doanh để đánh bại đối thủ.

Xác định khả năng tài chính

Xác định được nguồn vốn cụ thể bao gồm nguồn vốn nhập hàng, thuê mặt bằng, thuê nhân viên, phí duy trì hoạt động,… và đưa ra cụ thể các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Từ đây, có thể chọn được các chiến lược phù hợp với khả năng tài chính.

Bạn có thể xem: Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?

Đánh giá và lắng nghe các quan điểm đối tác làm ăn

Đối tác và các nhà cung cấp ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của bạn. Họ có thể nắm bắt xu hướng thị trường, đánh giá nhu cầu thị trường. Vì thế cần lắng nghe và đánh giá các quan điểm của đối tác để điều chỉnh được chiến lược phù hợp.

Đánh giá năng lực thực thi – Chiến lược nhân sự

Năng lực thực thi đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không. Vì thế chiến lược nhân sự đóng có đóng góp mạnh trong việc hoàn thành các chiến lược kinh doanh.

Chiến lược nhân sự không những bị chi phối bởi các khả năng của cấp quản lý hay nhân viên mà còn phụ thuộc vào năng lực phối hợp, tổ chức nhân sự trong quá trình vận hành.

Đánh giá kết quả chiến lược hiện tại

Sau khi đưa chiến lược kinh doanh vào hoạt động thì cần phải đánh giá chi tiết các chiến lược đó mang lại. Từ đó sẽ đưa ra các phương án điều chỉnh phù hợp để phát triển hoặc cải thiện tình trạng trước đó. Mặc cho các chiến lược dài hạn nhưng cũng cần phải cải thiện để phù hợp với các biến động của thị trường.

Qua bài viết trên, PCOS đã chia sẻ những kiến thức về chiến lược kinh doanh mỹ phẩm. Hy vọng, những ai có ý định kinh doanh mỹ phẩm có thể tự lên chiến lược kinh doanh phù hợp với bản thân.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM PCOS

Hotline: 0965.664.999 - 0876582686

Email: pcoskehoach@gmail.com 

Website: https://pcos.vn/

Địa chỉ: Lô CN-A3, Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Bài viết liên quan

Dự toán chi phí đầu tư sản xuất nước giặt chi tiết
Kinh doanh nước giặt cần lưu ý những gì?
Kinh nghiệm sản xuất nước giặt thành công vang dội
Nguồn sỉ dầu gội chính hãng chất lượng giá thành rẻ

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

Gửi đánh giá