Melanin trong tóc? Các loại Melanin quyết định màu tóc

Khám phá melanin trong tóc - sắc tố bí ẩn quyết định màu tóc của con người. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về vai trò, tác động và những điều thú vị khác về melanin. Giải thích tại sao tóc lại có màu đen, màu vàng, màu đỏ, màu trắng? 

1. Màu tóc tự nhiên của con người hình thành từ đâu? 

Melanin trong tóc là sắc tố tự nhiên quyết định đến màu tóc của con người. Nó được sản xuất bởi các tế bào gọi là tế bào Melanocytes nằm trong nang tóc. 

- Enzyme Tyrosinase chuyển hóa Axit Amin Tyrosine thành L-DOPA (L-3,4-dihydroxyphenylalanine). L-DOPA sau đó được oxy hóa thành Dopaquinone.

- Dopaquinone tiếp tục được chuyển hóa thành các dạng Melanin khác nhau.

Có hai loại Melanin chính:

- Eumelanin: có màu nâu hoặc đen, tạo ra màu tóc tối. Những người có nhiều Eumelanin thường có tóc đen hoặc nâu.

- Pheomelanin: có màu vàng hoặc đỏ, tạo ra màu tóc sáng. Những người có nhiều Pheomelanin thường có tóc vàng, vàng hoe hoặc đỏ. Pheomelanin thường có cấu trúc nhỏ hơn, mịn hơn và có độ khuếch tán cao hơn Eumelanin.

Sắc tố Melanin trong tóc

Tùy theo lượng Eumelanin và Pheomelanin trong mỗi người mà màu tóc sẽ khác nhau. Màu tóc tự nhiên là sự phối trộn giữa Eumelanin và Pheomelanin:

- Tóc màu đen: Eumelanin chiếm phần lớn, mang đến màu đen tuyền mạnh mẽ.

- Tóc màu nâu sẫm: Eumelanin chiếm ưu thế, kết hợp với Pheomelanin tạo nên màu nâu sẫm trầm mặc.

- Tóc mày nâu hạt dẻ: Eumelanin và Pheomelanin cân bằng.

- Tóc màu nâu sáng: Eumelanin ít, kết hợp với Pheomelanin tạo nên màu nâu sáng nhẹ nhàng.

- Tóc màu vàng: Pheomelanin chiếm ưu thế, mang đến màu vàng óng ả.

- Hung đỏ: Eumelanin và Pheomelanin kết hợp, tạo nên màu hung đỏ độc đáo.

- Đỏ: Pheomelanin chiếm phần lớn, mang đến màu đỏ rực lửa.

2. Vai trò của sắc tố Melanin đối với tóc

Melanin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mái tóc của con người. Nhờ vào Melanin mà mỗi chủng tộc có màu tóc riêng, trở thành một điểm nhấn.

Tia UV có thể gây hại cho tóc, khiến tóc trở nên khô, giòn, dễ gãy rụng và phai màu. Melanin hấp thụ tia UV, ngăn chặn chúng xâm nhập vào nang tóc và gây tổn thương.

Bạn có thể quan tâm:

- Gia Công Dầu Gội Phủ Bạc

- Gia Công Xịt Dưỡng Tóc

3. Vì sao tóc lại chuyển thành màu trắng?

Như các bạn đã biết, Melanin quyết định đến màu sắc của tóc. Như vậy nếu tóc bị trắng thì tức là cơ thể không thể tự sản sinh Melanin được nữa. Cơ thể càng ít sản xuất Melanin thì màu sắc của tóc càng nhạt đi, có thể màu xám, bạc hoặc trắng.

Tóc chuyển màu trắng do nhiều nguyên nhân như: di truyền, chế độ ăn không đầy đủ chất, chế độ sinh hoạt thường xuyên thức khuya, hoặc hay bị stress, sử dụng thuốc kháng sinh,...

Tóc màu trắng

Câu hỏi: Tóc bạc có đen lại được không?

Câu trả lời: Tóc bạc không thể tự đen lại được, vì khi đó tóc không thể sản xuất Melanin mới để tạo màu tự nhiên. Bạn chỉ có thể thay đổi màu tóc bằng phương pháp nhuộm tóc. Cân nhắc sử dụng thuốc nhuộm tóc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tóc và da đầu.

Câu hỏi: Có thể bổ xung Melanin cải thiện màu sắc của tóc không?

Câu trả lời: Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng việc bổ sung Melanin có thể trực tiếp phục hồi màu tóc đã bạc.

4. Cách thúc đẩy sản sinh Melanin như ban đầu

Một số loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe mái tóc:

Thực phẩm giàu vitamin B:

- Vitamin B12: Cá hồi, cá ngừ, thịt bò, trứng, sữa chua, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt.

- Axit folic: Rau bina, bông cải xanh, đậu lăng, đậu nành, cam, chuối.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:

- Vitamin C: Cam, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây.

- Vitamin E: Hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu ô liu, bông cải xanh, bơ.

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt. Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe, giảm stress.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan Melanin của tóc, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về màu tóc. Nếu có các bệnh lý về tóc cần đến các cơ sở y tế chuyên về Da Liễu để được Bác sĩ thăm khám.

Bài viết liên quan

Kem chống nắng vật lý và hóa học cái nào tốt hơn?
Phấn phủ là gì? Công dụng và cách sử dụng chi tiết
Phấn nền là gì? Phấn nền và phấn phủ khác gì nhau
Kem lót là gì? Kem nền và kem lót khác nhau như thế nào?

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

Gửi đánh giá