Tại sao phải xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm?
Thương hiệu là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp, sự kết tinh của những giá trị, cam kết và hình ảnh mà doanh nghiệp xây dựng trong tâm trí khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Ngay từ khi thành lập, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh cho mình.
Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm gồm những gì? Điều gì khiến bộ nhận diện thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng? Cùng PCOS phân tích chi tiết về bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm nhé.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố hữu hình của doanh nghiệp như logo, tên gọi, khẩu hiệu/slogan, hình tượng, màu sắc đại diện, hình ảnh sản phẩm, nhân viên, card visit, tài liệu Marketing, biển quảng cáo,… Các yếu tố này kết hợp với nhau với mục đích truyền tải thông điệp, thể hiện bản sắc riêng, tạo nên sự khác biệt với doanh nghiệp khác. Đồng thời giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, tạo ấn tượng trong trí nhớ của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là phải có sự liên kết, thiết kế đồng bộ và nhất quán. Và cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục. Đặc biệt không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.
Một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh cần trả lời các câu hỏi: Đặt tên thương hiệu đã phù hợp chưa? Slogan có ấn tượng thể hiện hiện tầm nhìn sứ mệnh? Logo của công ty như vậy đã tốt chưa? Màu sắc phối có hợp lý không? Những hình ảnh có liên quan đến thương hiệu và dòng sản phẩm là gì?,...
Bạn có thể quan tâm: Dịch vụ thiết kế bao bì mỹ phẩm
Tại sao nên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm?
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là bước quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong ngành mỹ phẩm cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Dưới đây là một số lý do chính:
1. Thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có sự chuyên nghiệp sẽ có sự đầu tư nhất định về thương hiệu, quan tâm đến xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Do quá trình xây dựng một bộ nhận diện hoàn chỉnh và hiệu quả sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.
Khi làm việc với đối tác, doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp. Những lần gặp gỡ đầu tiên, sự chỉn chu làm cho khách hàng để ấn tượng, dễ dàng ký kết hợp tác.
2. Tạo ấn tượng và truyền tải thông điệp thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu là công cụ hiệu quả để truyền tải thông điệp, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của thương hiệu mỹ phẩm đến khách hàng. Thông qua các yếu tố thiết kế, thể thể hiện phong cách, cá tính và điểm khác biệt của thương hiệu mình so với các đối thủ khác.
Bộ nhận diện với logo, màu sắc, phông chữ và hình ảnh đặc trưng sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo dựng thiện cảm ban đầu.
3. Gây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng: So sánh một bên được nghiên cứu đầu tư thiết kế chuyên nghiệp, còn một bên làm cho có không thiếu cầu toàn, thì sự tin tưởng sẽ nghiêng về phía có sự đầu tư chuyên nghiệp hơn.
Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, nhất quán sẽ giúp tạo dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Khách hàng nhận diện được thương hiệu, họ sẽ cảm thấy an tâm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó có xu hướng gắn bó lâu dài với thương hiệu. Đặc biệt, khách hàng tránh sử dụng phải các sản phẩm giả mạo.
Về lâu dài, khách hàng dễ dàng ra quyết định đặt mua sản phẩm hơn mỗi khi gặp quảng cáo của thương hiệu. Khách hàng cũng cảm thấy hãnh diện hơn khi sử dụng sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu nổi tiếng.
4. Tăng cường hiệu quả Marketing: Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Logo, khẩu hiệu, màu sắc... được sử dụng xuyên suốt trong các chiến dịch quảng cáo, bao bì sản phẩm, website, mạng xã hội,... giúp củng cố nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Doanh nghiệp có thương hiệu sẽ nhanh chóng gia tăng giá trị, nâng cao lợi nhuận. Thương hiệu uy tín dễ dàng tạo niềm tin với cổ đông, gọi vốn đầu tư mở rộng kinh doanh.
Bạn có thể xem thêm: Tăng nhận diện thương hiệu mỹ phẩm qua thiết kế bao bì
Trọn bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm gồm những gì?
1. Bộ nhận diện văn phòng
Hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng bao gồm những yếu tố chính sau:
- Logo: Biểu tượng đại diện cho thương hiệu, thể hiện bản sắc và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Name Card: Thẻ danh thiếp là công cụ giao tiếp thiết yếu, giúp giới thiệu thông tin cá nhân và liên hệ của nhân viên một cách chuyên nghiệp.
- Thẻ nhân viên: Thẻ nhân viên giúp phân biệt nhân viên với khách hàng, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc.
- Bì thư: Bì thư mang thương hiệu góp phần tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng và đối tác.
- Đồng phục: Đồng phục mang logo và màu sắc thương hiệu góp phần xây dựng hình ảnh thống nhất cho doanh nghiệp, tạo dựng sự chuyên nghiệp và đẳng cấp.
- Giấy tiêu đề: Giấy tiêu đề được sử dụng cho các văn bản, báo cáo, hợp đồng…
- Bìa hồ sơ: Bìa hồ sơ mang thương hiệu giúp lưu trữ tài liệu một cách chuyên nghiệp và có hệ thống.
- Quà tặng văn phòng: Quà tặng văn phòng mang logo thương hiệu là món quà ý nghĩa dành cho khách hàng, đối tác và nhân viên.
2. Bộ nhận diện trong Marketing
- Hồ sơ năng lực (profile): Giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm và các thành tựu của doanh nghiệp.
- Catalogue: Liệt kê đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cùng hình ảnh và thông tin chi tiết.
- Brochure: Giới thiệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, hoặc doanh nghiệp.
- Tờ rơi, tờ gấp: Truyền tải thông điệp marketing ngắn gọn, súc tích về sản phẩm, dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi.
- Website: Cung cấp thông tin đa dạng về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, tin tức và các hoạt động marketing.
- Video quảng cáo: Truyền tải thông điệp marketing một cách sinh động và hấp dẫn qua hình ảnh và âm thanh.
- Email marketing: Tiếp cận khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết qua email.
3. Bộ nhận diện về điểm bán hàng
Nhận diện điểm bán hàng qua Biển bảng, Banner, Poster, Standee,.. Cụ thể như biển tấm lớn, biển quảng cáo LED, biển hiệu đại lý, biển hiểu công ty, biển hiệu văn phòng,
Quảng bá thương hiệu tại các điểm bán hàng hoặc sự kiện. Giới thiệu sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện của doanh nghiệp.
4. Bộ nhận diện về sản phẩm
Hệ thống nhận diện sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, truyền tải thông tin sản phẩm và tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các yếu tố chính trong hệ thống nhận diện sản phẩm bao gồm:
- Tem, nhãn dán trên sản phẩm
- Sách hướng dẫn sử dụng
- Phiếu bảo hành
- Tem chống hàng giả
5. Bộ nhận diện trên mạng xã hội
Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,...
- Website thương hiệu: baner, màu sắc hiển thị tiêu đề và liên kết,...
- Landing Page
- Website thương mại điện tử
- App / Loyalty App
- Hệ thống thiết kế hình ảnh social
- Hồ sơ năng lực (Bản in, Bản Digital)
- Âm thanh thương hiệu
- Banner quảng cáo
- Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo.
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm
1. Phân tích bức tranh toàn cảnh của thương hiệu
Để bộ nhận diện thương hiệu phản ánh chân thực và toàn diện hình ảnh doanh nghiệp, việc nghiên cứu và phân tích thương hiệu cần được phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đơn vị thiết kế ngay từ giai đoạn đầu. Nội bộ doanh nghiệp cần thống nhất thông tin và yêu cầu thiết kế, hiểu rõ và truyền đạt một cách chính xác sản phẩm cũng như triết lý hoạt động của mình. Như vậy, đơn vị thiết kế và doanh nghiệp cần cùng nhau thảo luận để tìm ra những giải pháp và ý tưởng phù hợp, nhằm tránh sự “lệch nhịp” khi bắt đầu quá trình thiết kế.
Hơn nữa, việc phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh là cần thiết để thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, khác biệt so với đối thủ. Bên cạnh đó, để tối ưu hóa hiệu quả của bộ nhận diện, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình đang hướng tới.
Bộ nhận diện thương hiệu chính là bộ mặt của doanh nghiệp trước khách hàng, đòi hỏi sự đầu tư thời gian và sự phân tích nghiên cứu tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất cho đến bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp và đơn vị thiết kế xác định được hướng đi rõ ràng, tạo ra một bản thiết kế đầy cảm hứng và sáng tạo.
2. Lên concept sáng tạo và phác thảo thiết kế
Sau bước nghiên cứu và tạo dựng bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, những ý tưởng và hình dung về bộ nhận diện thương hiệu đã gần như hoàn thiện. Bước tiếp theo là hiện thực hóa những ý tưởng đó qua các bản phác thảo về logo, slogan, kiểu chữ,...
Tuy nhiên, dù đơn vị thiết kế đã có những phác hoạ ban đầu ưng ý, việc tạo ra 3 - 5 ý tưởng thiết kế khác nhau vẫn cần thiết. Biết đâu lại có những ý tưởng sáng tạo hơn, tạo ra phiên bản tốt hơn. Sau đó, những ý tưởng này sẽ được phát triển với hình ảnh và thông điệp xoay quanh các concept để thuyết trình trước doanh nghiệp. Concept nào được doanh nghiệp đánh giá cao nhất sẽ được chọn làm cơ sở cho quá trình triển khai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sau này.
3. Thiết kế các hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu
Đơn vị thiết kế sẽ bắt đầu triển khai các hạng mục cụ thể trong bộ nhận diện thương hiệu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong quá trình này, đơn vị thiết kế và doanh nghiệp sẽ tương tác với nhau thường xuyên để đảm bảo có những điều chỉnh phù hợp, từ đó tạo ra bộ nhận diện thương hiệu ưng ý nhất.
Thông thường, bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm:
- Tên thương hiệu
- Logo
- Màu sắc chủ đạo
- Kiểu chữ
- Danh thiếp
- Chữ ký email
- Vật dụng văn phòng
- Catalogue, banner:
- Hóa đơn, hợp đồng, các tài liệu liên quan đến thương hiệu.
4. Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Khi đã có được bản thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay vào hoạt động phát triển kinh doanh. Thực hiện thiết kế poster, thiết kế biển quảng cáo hoặc những ấn phẩm truyền thông khác.
Tuy nhiên, để tránh các vấn đề vi phạm bản quyền hoặc bị sao chép ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên nhanh chóng đăng ký bảo hộ thương hiệu. Việc này không chỉ là một giải pháp an toàn để bảo vệ thương hiệu khi ra mắt thị trường mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu cần thiết như mẫu logo, tên thương hiệu, mô tả thương hiệu và các thông tin liên quan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Vì vậy, các doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu ngay từ khi mới thành lập công ty. Nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm gia công, hợp tác với PCOS sẽ được hỗ trợ tạo ra những ý tưởng thiết kế sáng tạo, đón đầu xu hướng.
Bài viết liên quan
Đánh giá
Hiện chưa có đánh giá nào