Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm và ý nghĩa từng chỉ tiêu

Kiểm nghiệm mỹ phẩm quyết định sản phẩm của doanh nghiệp có được công bố và lưu hành trên thị trường hay không. PCOS chia sẻ các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm như vi sinh, hóa lý, vật lý, và an toàn, và ý nghĩa của từng chỉ tiêu.

1. Tìm hiểu kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì?

Kiểm nghiệm mỹ phẩm là một quy trình quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng mỹ phẩm của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng theo quy định. Bao gồm việc thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn của từng thành phần, chất hỗ trợ, chất bổ sung,... trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, Sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước phải được kiểm nghiệm thành phần mỹ phẩm trước khi làm thủ tục công bố. Sau khi doanh nghiệp thực hiện công bố mỹ phẩm, sản phẩm mới được phép lưu hành trên thị trường.

Kiểm nghiệm mỹ phẩm

2. Tại sao phải kiểm nghiệm mỹ phẩm?

Kiểm nghiệm mỹ phẩm là quy trình bắt buộc mà cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỹ phẩm phải thực hiện. Điều này giúp đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Phiếu kết quả của quá trình kiểm nghiệm là cơ sơ đánh giá chất lượng sản phẩm mỹ phẩm. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công bố hoặc loại bỏ sản phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Sau giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong phòng Lab, thử nghiệm sản phẩm có thể vẫn còn sai sót. Dựa vào các tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỹ phẩm giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục, điều chỉnh kịp thời để có sản phẩm hoàn thiện nhất.

Sản phẩm đạt kiểm nghiệm chất lượng, sẽ dễ dàng tạo dựng niềm tin thương hiệu với người sử dụng. Người tiêu dùng được tiếp cận với những sản phẩm mỹ phẩm chất lượng tốt, tính an toàn cao. Tránh mua nhầm phải những sản phẩm có chứa chì, thủy ngân,... quá hàm lượng hay các chất cấm như corticoid, paraben,...

3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì?

Có thể thấy việc tìm hiểu các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Dưới đây là 3 nhóm chỉ tiêu trong kiểm nghiệm mỹ phẩm:

3.1 Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm cảm quan

Nhóm chỉ tiêu cảm quan là những chỉ tiêu về trạng thái, màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được thông qua các giác quan.

Các chỉ tiêu cảm quan này thuộc về nhóm chỉ tiêu chất lượng, Không bắt buộc phải kiểm tra về mặt pháp lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên kiểm nghiệm các chỉ tiêu cảm quan để có cái nhìn tổng quan về sản phẩm của mình. Đây cũng là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và hấp dẫn của sản phẩm mỹ phẩm.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm

3.2 Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm kim loại nặng

Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, quy định về quản lý mỹ phẩm, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải kiểm nghiệm ít nhất các chỉ tiêu kim loại nặng sau:

1. Nồng độ tối đa cho phép của thủy ngân có trong sản phẩm mỹ phẩm là 1 phần triệu (1 ppm).

2. Nồng độ tối đa cho phép của Asen có trong sản phẩm mỹ phẩm là 5 phần triệu (5 ppm).

3. Nồng độ tối đa cho phép của chì có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 phần triệu (20 ppm).

3.3 Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm vi sinh vật

Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, quy định các sản phẩm mỹ phẩm phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật sau đây:

Chỉ tiêu Giới hạn
  Sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi & Sản phẩm tiếp xúc vào vùng mắt/ niêm mạc Sản phẩm khác
Tổng số vi sinh vật đếm được =< 500 cfu/g =< 1000 cfu/g
P. aeruginosa Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử
S. aureus Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử
C. albicans Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Với chỉ tiêu kích ứng da, sản phẩm sẽ được thử nghiệm trên vùng da dễ bị kích ứng để đánh giá độ toàn của sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm mỹ phẩm cũng phải “trải qua” các bài kiểm tra để đánh giá nhiều chỉ tiêu khác như: giới hạn vi khuẩn, nấm men - nấm mốc...

4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm

Nhóm chỉ tiêu chất lượng

Trạng thái: đánh giá cấu trúc sản phẩm (lỏng, sệt, rắn, ...) để điều chỉnh công thức phù hợp

Màu sắc: đánh giá màu sắc sản phẩm, có thể thay đổi do quá trình oxy hóa.

Mùi hương: đánh giá mùi thơm của sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường. Có thể điều chỉnh mùi tự nhiên hoặc mùi nhân tạo phù hợp với cảm xúc và sự thoải mái của người sử dụng.

Nhóm chỉ tiêu an toàn

pH: đánh giá độ chua, kiềm của sản phẩm, ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả

Độ ẩm: đánh giá hàm lượng nước trong sản phẩm, ảnh hưởng đến độ bền và khả năng phát triển vi sinh

Độ ổn định: đánh giá sự thay đổi về chất lượng theo thời gian, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Độ an toàn: Mỹ phẩm không chứa chất cấm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật

Tổng số vi khuẩn hiếu khí: đánh giá sự nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất.

Tổng số nấm men, nấm mốc: đánh giá sự nhiễm nấm trong quá trình sản xuất.

P.aeruginosa: đánh giá sự nhiễm khuẩn P.aeruginosa, gây hại cho người sử dụng.

5. Các phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm

Các phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:

Kiểm nghiệm mỹ phẩm trên động vật: Đây là phương pháp truyền thống sử dụng các loài động vật như thỏ, chuột để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ do ảnh hưởng đến động vật và tính nhân đạo.

Kiểm nghiệm mỹ phẩm qua xét nghiệm mẫu: Phương pháp này thay thế việc thử nghiệm trên động vật bằng cách phân tích mẫu sản phẩm bằng các thiết bị hiện đại. Các chuyên gia thực hiện các xét nghiệm hóa học và vi sinh để đánh giá chất lượng và an toàn của sản phẩm. Nhờ máy móc hiện đại, đưa ra thông tin chính xác về các thành phần mỹ phẩm. Tuy nhiên, 

Cả hai phương pháp đều nhằm mục đích đảm bảo rằng mỹ phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng trước khi được đưa ra thị trường.

PCOS hỗ trợ kiểm nghiệm mỹ phẩm nhanh chóng

PCOS là công ty chuyên cung cấp dịch vụ gia công sản xuất mỹ phẩm trọn gói uy tín tại Việt Nam. Bạn biết đấy, nếu kinh doanh mỹ phẩm gia công mà sản phẩm không chất lượng thì bạn rất khó để thành công.

Một trong những nhà máy sản xuất mỹ phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng cao, đạt chuẩn ISO, GMP, FDA. PCOS tự tin là đơn vị đáp ứng mọi yêu cầu gia công mỹ phẩm, đa dạng các dòng sản phẩm.

Gia công mỹ phẩm chăm sóc da, mặt nạ, tẩy da chết, son, dung dịch vệ sinh, kem chống nắng, serum mụn, kem mụn, dầu gội, dầu xả, xịt khoáng, serum dưỡng tóc, kem face, kem body, Toner, kem dưỡng, tinh chất trắng da,...

Hợp tác kinh doanh mỹ phẩm gia công cùng PCOS, bạn không phải lo về các thủ tục pháp lý. Trực tiếp Tổng Giám Đốc Vũ Đình Khánh sẽ tư vấn từ thành lập doanh nghiệp, đặt tên thương hiệu, tư vấn xu hướng thị trường mỹ phẩm, đặc biệt hỗ trợ về kiểm nghiệm mỹ phẩm, công bố mỹ phẩm, giấy phép quảng cáo, bảo hộ thương hiệu,...

Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, hợp đồng rõ ràng đồng hành cùng bạn trong phát triển thương hiệu mỹ phẩm riêng. Hãy liên hệ ngay tới PCOS để kinh doanh mỹ phẩm công nghệ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM PCOS

Hotline: 0965.664.999 - 0876582686

Email: pcoskehoach@gmail.com 

Website: https://pcos.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhamaysanxuatmyphampcos/

Văn phòng đại diện: Số 25 đường Trung Yên 6, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ: Lô CN-A3, Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Bài viết liên quan

Kem chống nắng vật lý và hóa học cái nào tốt hơn?
Phấn phủ là gì? Công dụng và cách sử dụng chi tiết
Phấn nền là gì? Phấn nền và phấn phủ khác gì nhau
Kem lót là gì? Kem nền và kem lót khác nhau như thế nào?

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

Gửi đánh giá