Một số khó khăn của chủ thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm tiềm ẩn vô số chông gai mà các nhà khởi nghiệp phải đối mặt. Dưới đây là một số khó khăn chủ chốt thường gặp và hướng giải quyết cụ thể trong lĩnh vực này.

1. Khó khăn và giải pháp khi kinh doanh mỹ phẩm

1.1 Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn, nhỏ trong nước và quốc tế. Việc tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bất cứ ai kinh doanh mỹ phẩm cũng cần học hỏi cách bán hàng mới như bán hàng trên các trang thương mại điện tử, xây dựng website thương hiệu, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram,... Làm sao để tận dụng tối đa các kênh bán hàng, tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Có thể làm bằng kênh miễn phí, hoặc có phí như chạy quảng cáo, thuê KOLs KOC,...

Nếu bạn không tạo ra sự khác biệt, độc đáo, tạo dựng uy tín về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, thương hiệu,… thì bạn sẽ rất khó có thể thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như cạnh tranh với các đối thủ.

1.2 Rủi ro từ chất lượng nguồn hàng

Mỹ phẩm là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới da, tóc, sức khỏe của người sử dụng. Người tiêu dùng ngày nay quan tâm hơn đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm mỹ phẩm.

Sản phẩm có chất lượng là yếu tố tiên quyết để thu hút và giữ chân khách hàng, tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh cần show ra những chứng nhận, đảm bảo sản phẩm chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể truyền thông tới khách hàng sản phẩm an toàn, lành tính qua nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất.

Đặc biệt thị trường Việt Nam tồn tại tình trạng mỹ phẩm giả, nhái rất nhiều. Tình trạng lừa đảo cực kỳ tinh vi, khả năng làm nhái gần giống hàng thật. Nếu bạn không có kinh nghiệm rất dễ nhập phải hàng Fake, coi như bạn đã mất trắng số tiền nhập hàng.

Ngoài ra, vì người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên, nhưng để tạo lòng tin các nhà cung cấp họ quảng cáo là mỹ phẩm thiên nhiên. Những sản phẩm này có thể giá khá rẻ, chất lượng thấp nhưng họ cố tình quảng cáo hiệu quả nhanh,... Nếu bạn nhập những loại mỹ phẩm này về bán, về sau người tiêu dùng sẽ tránh xa bạn.

Bạn có thể tham khảo: Top 7 Công ty gia công sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên.

Khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm

1.3 Chiến lược định giá sai sản phẩm

Giá cả là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Sai lầm khi kinh doanh mỹ phẩm dễ mắc phải là định giá cao, sản phẩm của bạn sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ, khó thu hút khách hàng, khó bán hàng. Còn nếu bạn định giá quá thấp, bạn khó có lợi nhuận hoặc có thể sẽ phải bù lỗ vì các khoản chi phí đầu tư và vận hành, cũng như làm giảm giá trị sản phẩm, thương hiệu của bạn.

Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu, so sánh, phân tích giá cả của thị trường để xây dựng chiến lược giá bán. Làm sao để cân bằng giữa chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, các chi phí phải bỏ ra bao bì, nhân công, chi phí marketing,... đưa ra một mức giá một cách hợp lý, cạnh tranh và hấp dẫn, khiến cho khách hàng cảm thấy "hời". Bạn cũng có thể điều chỉnh chính sách giá kết hợp với các chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng mua sắm.

Không nhất thiết cứ phải cạnh tranh về giá sản phẩm, thay vào đó hãy giữ nguyên hoặc tăng giá, và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

1.4 Xác định sai nhu cầu khách hàng

Xác định sai nhu cầu khách hàng là một sai lầm nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp mỹ phẩm. Nếu bạn không hiểu rõ được nhu cầu, mong muốn, sở thích, tâm lý khách hàng, bạn khó có thể cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng, làm hài lòng họ.

Ngoài ra, ở mỗi thời điểm nhu cầu khách hàng sẽ thay đổi, phụ thuộc thời gian và xu hướng. Ví dụ như mùa hè thì họ quan tâm đến xịt khoáng, mùa đông quan tâm đến kem nẻ, kem dưỡng ẩm,...

Khách hàng sẽ không quay lại mua sản phẩm nếu họ không cảm thấy sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của mình. Uy tín thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nếu khách hàng có trải nghiệm không tốt với sản phẩm.

Bạn cần thực hiện các khảo sát trực tuyến, qua điện thoại hoặc trực tiếp để thu thập thông tin về nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi, tâm lý của khách hàng. Phân tích dữ liệu bán hàng, dữ liệu khách hàng, dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội để hiểu rõ hơn về khách hàng.

1.5 Vấn đề pháp lý cần được rõ ràng

Bên cạnh những khó khăn về bán hàng, thì vấn đề pháp lý cũng rất quan trọng khi kinh doanh. Doanh nghiệp, cá nhân cần phải tránh giấy phép kinh doanh, công bố mỹ phẩm, giấy phép quảng cáo, sản phẩm không có tem phụ tiếng Việt,...

Nếu bạn kinh doanh nhỏ lẻ cần nhà cung cấp gửi hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng. Hiện tại cơ quan thuế kiểm soát rất chặt về thuế khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Dù bạn là cá nhân kinh doanh cũng nên đăng ký hộ kinh doanh để khai báo thuế cho đầy đủ.

Doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình để tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

Việc thiếu kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý là một trong những vấn đề rất đau đầu. Có thể tham khảo ý kiến của luật sư hoặc công ty tư vấn pháp lý để được hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm.

1.6 Sử dụng nguồn vốn và nguồn lực không hiệu quả

Một trong số các khó khăn phổ biến của cá nhân, tổ chức kinh doanh mỹ phẩm là nguồn vốn hạn hẹp.  Bao gồm chi phí nghiên cứu, sản xuất/nhập hàng, Marketing và vận hành doanh nghiệp. Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, vận hành doanh nghiệp đã hết thì lấy đâu ra tiền để triển khai Marketing.

Không phải cá nhân, đơn vị nào cũng có nguồn vốn lớn và nguồn lực dồi dào đâu. Phân bổ nguồn vốn và nguồn lực hiệu quả là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp mỹ phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc quy mô nhỏ.

Đơn vị kinh doanh ít vốn ban đầu sẽ khó khăn trong việc định vị thương hiệu, ảnh hưởng đến định hướng tương lai. Cụ thể như, để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần nghiên cứu, cần thời gian và chi phí, nhưng vì nguồn lực không có phải chấp nhận hoàn thiện ở mức đơn giản, thiếu chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, xác định rõ ràng mục tiêu, phân tích thị trường, dự trù chi phí và nguồn thu. Xác định các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất và ưu tiên đầu tư cho những hoạt động này.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc huy động vốn từ nhà đầu tư, vay vốn ngân hàng hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có như nhân lực, trang thiết bị,... để tiết kiệm chi phí.

Tóm lại, tùy thuộc vào khả năng quản trị phân bổ nguồn vốn và nguồn lực linh hoạt, hiệu quả. Điều quan trọng là phải có một kế hoạch và chiến lược rõ ràng trong quá trình phát triển thương hiệu, cũng như khả năng ứng phó với những thay đổi và rủi ro xảy ra.

Những thách thức khi kinh doanh mỹ phẩm

1.7 Khó khăn trong việc quản lý, vận hành doanh nghiệp

Không phải cứ mở cửa hàng ra nhập hàng về bán là có lãi, điều đó là sai lầm. Rất nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh bán ra doanh số rất cao, nghĩ rằng có lãi nhưng khi tổng kết thì hòa, có trường hợp bị âm. Tức là lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí như nhân viên, hàng hóa, đóng gói, Marketing, thuế, chi phí vận chuyển,...

Không có kinh nghiệm về quản trị nhân sự, không đào tạo nhân sự tốt khiến cho trải nghiệm mua sắm tồi tệ. Cần tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, có chuyên môn hoặc không có, đào tạo bài bản cho nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả là rất quan trọng để tránh tình trạng thiếu hụt sản phẩm hoặc tồn kho quá nhiều vốn. Có thể đầu tư phần mềm quản lý đơn hàng, tránh sai sót, mất hàng trong nhiều trường hợp hàng hoàn, hàng bị hỏng.

1.8 Truyền thông Marketing, quảng cáo kém hiệu quả

Nếu như trước kia chỉ cần mở một cửa hàng Offline hay chỉ cần đăng bài trên các group, trên Fanpage, trang cá nhân là có thể bán được hàng, thì nay gần như không còn. Thị trường mỹ phẩm có rất nhiều thương hiệu, do đó việc thu hút sự chú ý của khách hàng là một thách thức lớn.

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và chiến lược truyền thông, Marketing, quảng cáo. Bằng cách xác định kênh nào là kênh phễu, kênh nào là kênh bán hàng tăng doanh thu. Nếu không xác định rõ vai trò của từng kênh sẽ xảy ra tình trạng “dẫm chân lên nhau”, rối tung lên. Xác định kênh nào cần đầu tư chi phí, kênh nào tập trung khai thác miễn phí hoặc đầu tư chi phí thấp.

Thời kỳ hiện nay, các doanh nghiệp nên xây dựng đa kênh trên Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram,... để xây dựng các kênh truyền thông, marketing, quảng cáo hiệu quả. Xây dựng nội dung truyền thông hấp dẫn, sáng tạo và cung cấp giá trị cho đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Tích cực sử dụng các nền tảng mạng xã hội, website, email marketing,... để tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Hợp tác với những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực làm đẹp để quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Sử dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads, Google Ads tới khách hàng tiềm năng.

Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh khi cần thiết. Có thể tham gia các khóa học trau đồi thêm kiến thức, thúc đẩy hiệu quả nhanh hơn.

2. Công ty đồng hành phát triển kinh doanh bền vững

Kinh doanh mỹ phẩm là một chặng đường đầy gian nan và thử thách, nhưng khi vượt qua được thì bạn sẽ nhận được trái ngọt. Rất nhiều BOSS, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm phát triển có khối tài sản khủng. 

Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh doanh mỹ phẩm gia công thay vì kinh doanh mỹ phẩm ngoại nhập. Không phải gia công thì phải đầu tư số vốn lớn đâu, hiện tại ở PCOS hỗ trợ gia công từ 100-200 sản phẩm cho đơn hàng mới. PCOS hỗ trợ gia công số lượng ít để khách hàng thử nghiệm sản phẩm, không phải dồn vốn vào nhập hàng mà sử dụng số vốn đó vào hoạt động phát triển kinh doanh.

Tại sao bạn nên kinh doanh mỹ phẩm gia công

  • Bạn hoàn toàn tạo dựng một thương hiệu mỹ phẩm riêng theo công nghệ sản xuất từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...
  • Chất lượng mỹ phẩm từ bình dân đến cao cấp, đạt chuẩn quốc tế ISO, CGMP, FDA Hoa Kỳ. Bạn hoàn toàn có thể xuất khẩu mỹ phẩm này đi nước ngoài nếu doanh nghiệp của bạn có đối tác nhập hàng.
  • PCOS có phòng Lab được đầu tư hiện đại, đội ngũ phòng R&D có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu ra công thức sản phẩm theo yêu cầu của bạn.

Khi hợp tác gia công mỹ phẩm tại nhà máy PCOS, bạn không phải lo lắng về: thủ tục pháp lý, chất lượng nguồn hàng, các vấn đề pháp lý, Marketing quảng cáo,... Toàn bộ PCOS sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng bạn:

  • Nghiên cứu, phân tích thị trường, xu hướng sử dụng mỹ phẩm, xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra tư vấn kinh doanh dòng mỹ phẩm phù hợp với bạn.
  • Hỗ trợ thủ tục pháp lý: công bố mỹ phẩm, xin giấy phép quảng cáo, giấy phép kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã vạch, tem chống hàng giả,...
  • Xây dựng kế hoạch bán hàng, chiến lược Marketing, truyền thông, quảng cáo hiệu quả.
  • Định vị thương hiệu, xây dựng hệ thống bảng giá chi tiết, kèm các chương trình khuyến mại.
  • Cân bằng nguồn lực, nguồn vốn hợp lý giữa các hạng mục một cách linh hoạt.
  • Cam kết gia công mỹ phẩm theo yêu cầu giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận kinh doanh cao nhất.

 

Kinh doanh mỹ phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng nếu có sự chuẩn bị và cố gắng vượt qua bạn sẽ thành công.

Bài viết liên quan

Dự toán chi phí đầu tư sản xuất nước giặt chi tiết
Kinh doanh nước giặt cần lưu ý những gì?
Kinh nghiệm sản xuất nước giặt thành công vang dội
Nguồn sỉ dầu gội chính hãng chất lượng giá thành rẻ

Đánh giá

Hiện chưa có đánh giá nào

Gửi đánh giá